DMCA.com Protection Status
Chi tiết bài viết

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU KINH DOANH NHÀ HÀNG

Theo tháp nhu cầu Maslow, ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Vậy nên, kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực “hái ra tiền” cho các nhà kinh doanh nhưng song song đó cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn mà ít ai thấy được. Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm cho người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàngĐại Lâm Mộc tổng hợp được. 

Theo thống kê của PasGo (2020) và số liệu tham khảo từ nhiều nguồn thì chu kỳ hoạt động của một nhà hàng thường là mỗi 2-3 năm. Trong 2-3 năm đầu đời, có tới 80% các nhà hàng phải đóng cửa ngừng hoạt động, 10% các nhà hàng tồn tại mang tính chất duy trì, chỉ có khoảng 10% nhà hàng thành công đúng nghĩa và tiếp tục phát triển hoặc mở chuỗi.

Dịch Covid-19, cùng với nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người tham gia giao thông khi uống rượu bia là hai tác động kép khiến cho việc khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng hay mở quán ăn từ sau năm 2020 này càng là bài toán khó giải hơn bao giờ hết.

Vậy nên sau khi tham khảo thông tin từ nhiều nguồn uy tín, Đại Lâm Mộc đã tổng hợp ra được 11 kinh nghiệm cho người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng.

bàn ghế nhà hàng

1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Về mô hình kinh doanh thì có rất nhiều hình thức để bạn lựa chọn, điển hình như nhà hàng bình dân, nhà hàng sang trọng, nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng buffet, nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng nướng - lẩu,.... Bạn nên định hình loại hình nhà hàng và theo đuổi phong cách ngay từ đầu.

Vì người tiêu dùng hiện nay rất nhạy bén với cái mới nên ngoài một số loại hình trên, bạn cũng có thể sáng tạo ra nhiều mô hình khác mang tính đổi mới, đột phá để gây sự chú ý cho nhà hàng của bạn.

 

bàn ghế nhà hàng

2. Nghiên cứu thị trường - Xác định khách hàng mục tiêu 

Sau khi đã chọn loại hình ẩm thực sẽ kinh doanh, thì xác định thị trường và khách hàng mục tiêu là bước cần làm ngay sau đó.

Bạn cần “khoanh vùng” thị trường mục tiêu, tập khách hàng mục tiêu của nhà hàng mình và tập trung mọi nguồn lực ban đầu để tối ưu nó trước, đừng đầu tư dàn trải. Khoanh vùng càng chính xác, xác định tập khách hàng mục tiêu càng nhỏ thì bước thành công ban đầu của bạn càng lớn.

Bạn nên phác họa chân dung người dùng một cách cụ thể bằng phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức mở nhà hàng phù hợp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể thiếu. Hãy tìm hiểu nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến, đồng thời liệt kê danh sách các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các nhà hàng cùng loại) và gián tiếp (các nhà hàng phục vụ các loại đồ ăn khác).

 

bàn ghế nhà hàng

3. Chuẩn bị vốn mở nhà hàng

 

Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên khi bạn bắt tay vào làm kinh doanh. Với loại hình kinh doanh nhà hàng, số vốn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng. Với những mô hình nhà hàng cao cấp, nhà hàng tiệc cưới, chi phí ban đầu có thể lên tới hàng tỷ đồng. Nhưng với một nhà hàng bình dân thì vốn ban đầu có thể chỉ từ 200 – 300 triệu, thậm chí thấp hơn nhiều.

 

Bạn nên lập ra một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí mặt bằng, chi phí trang trí nội thất, chi phí thiết bị dụng cụ, chi phí nguyên vật liệu, chi phí marketing, chi phí nhân sự và một số chi phí khác,...

bàn ghế nhà hàng

4. Thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng

 

Khảo sát địa điểm thuê mặt bằng

Trước khi muốn mở quán ăn, nhà hàng, việc đầu tiên bạn phải khảo sát để thuê một mặt bằng có vị trí tốt. Vị trí của mặt bằng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn. Cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại, những trung tâm mua sắm, những nơi có nhiều người qua lại.

Khảo sát xem mặt bằng đó đã có người thuê hay chưa, mặt bằng cho thuê có nằm trong khu vực quy hoạch hay không, hệ thống cống thoát nước, đường điện nước, đường gas, có đảm bảo hay không…; không nên thuê mặt bằng ở vị trí đường nằm trong hẻm cụt, khu vực hay kẹt đường, hay mặt bằng ở những vị trí trật hẹp không có chỗ để xe,... sẽ gây bất tiện cho khách hàng khi họ vào quán ăn, nhà hàng của bạn.

 

Khảo sát diện tích mặt bằng nhà hàng

Diện tích mặt bằng có thể không cần quá rộng nhưng nên ở mặt tiền để thu hút tầm nhìn của khách. Đồng thời quán ăn, nhà hàng nên có không gian đậu xe để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lui tới, không gây phiền hà cho khách vào những giờ cao điểm. Ngoài ra, quán ăn, nhà hàng cũng cần bố trí đủ ánh sáng và thoáng đãng, cách bày trí nội thất phải thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.

 

Khảo sát giá thuê mặt bằng nhà hàng

hi đã lựa chọn được mặt bằng để mở quán ăn, nhà hàng, vấn đề tiếp theo là bạn thương lượng về giá cho thuê. Trước hết, nhà kinh doanh cần tham khảo thông tin giá thuê mặt bằng tại khu vực muốn thuê. Với thông tin giá cả đã nắm, có thể đưa ra lời đề nghị thuê lâu dài với số tiền phù hợp.

bàn ghế nhà hàng

5. Thiết kế không gian cho nhà hàng 

 

Không gian nội thất của nhà hàng cũng là một yếu tố bạn nên dành sự quan tâm thích đáng. Nhà hàng có thể có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn cần đảm bảo phong cách thiết kế đó sẽ mang đến không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn.

Bàn ghế, vật dụng trang trí cần được thiết kế hài hòa, số lượng bàn ghế nên đặt đủ dùng, không nên kê quá nhiều bàn ghế trong nhà hàng gây cảm giác chật chội, không thoải mái. Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng cần làm tôn lên món ăn của bạn.

Bạn có thể tham khảo một số mẫu nội thất cho nhà hàng tại Đại Lâm Mộc!

 

nội thất nhà hàng

6. Cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng ăn uống

Để một nhà hàng đủ tiêu chuẩn khi kinh doanh anh chị phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị gồm bàn ghế, hệ thống đèn, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp… phù hợp với từng mô hình nhà hàng. Chú ý thiết kế bếp nhà hàng hợp phong thủy để hỗ trợ chiêu lộc hút tài, kinh doanh thuận lợi. 

Trong đó, khu vực đón khách, khu vực dùng bữa và nhà bếp là ba nơi cần được quan tâm hàng đầu. Khu để xe cần thông thoáng, không chắn lối đi, khu vực phục vụ cần được ước tính trước số lượng khách để sắm sửa bàn ghế, khăn trải bàn, bình hoa, dụng cụ ăn uống hợp lý. 

7. Thiết kế Menu nhà hàng

Thiết kế thực đơn món ăn được xem là một trong những cách tạo sự độc đáo và thể hiện đẳng cấp của một nhà hàng. Các món ăn trong menu phải được sắp xếp từ khai vị cho đến món phụ, món chính, theo từng loại món ăn như đồ rừng, đồ biển, hải sản, đồ chay…

Thực đơn cần được trình bày rõ ràng, trang trí đẹp mắt theo phong cách trang trí chủ đạo,  giá tiền đầy đủ để khách hàng có thể xem xét và lựa chọn. Ngoài ra, để cân đối giá cả cho món ăn, theo kinh nghiệm mở nhà hàng từ những người kinh doanh thành công, họ sẽ quy định giá cao hơn tiền nguyên vật liệu từ 30-35% và tuỳ theo món ăn sẽ đong đếm khẩu phần hợp lý theo mùa vụ.

 

nội thất nhà hàng

8. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Khi tuyển dụng nhân viên cho nhà hàng, bạn cần phải xác định trước những phần công việc mà nhân viên đó sẽ đảm nhận. Dù nhà hàng có quy mô như thế nào thì cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên vẫn luôn cần phải chuyên nghiệp, kể cả nhân viên phục vụ, bảo vệ hay đầu bếp cũng yêu cầu phải hết sức chuyên nghiệp, làm tròn trách nhiệm của mình. Bởi chỉ cần một nhân viên có thái độ không tốt cũng sẽ có thể khiến khách hàng không muốn quay lại nhà hàng của bạn.

9. Giấy phép kinh doanh

Trước khi bắt đầu cần phải chuẩn bị hồ sơ và tiến hành đăng ký thủ tục tại Sở kế hoạch và đầu tư hay Uỷ ban Nhân dân của quận, huyện, thành phố theo địa chỉ, tiếp đó thực hiện theo đúng quy định để được cấp đầy đủ giấy tờ.

Hai loại giấy phép quan trọng nhất khi mở nhà hàng là:

  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan chức năng có thẩm quyền

Ngoài ra, dựa vào mô hình nhà hàng anh chị lựa chọn sẽ phát sinh thêm những giấy tờ khác như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, giấy phép bán lẻ rượu cho nhà hàng có kinh doanh, giấy phép bán lẻ thuốc lá, giấy tờ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cá nhân….

10. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Bạn cần am hiểu về những quy định về an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh nhà hàng. An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe khách hàng, tuân thủ pháp luật và thể hiện sự chuyên nghiệp.

Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị không nhỏ cho khách hàng.

nội thất nhà hàng

11. Marketing hiệu quả cho nhà hàng

Với thời đại công nghệ số phát triển như ngày nay, việc đưa hình ảnh những món ăn hấp dẫn từ nhà hàng đến với khách hàng không còn quá khó khăn như thời kỳ trước. Có rất nhiều hình thức quảng bá, tiếp cận khách hàng khác nhau như sử dụng mạng xã hội, fanpage, qua các kênh review ẩm thực, sử dụng các chương trình khuyến mãi hay tạo website với những bài viết thông tin đến với mọi người.

Kế hoạch marketing của nhà hàng sẽ được xây dựng dựa vào những nghiên cứu về sở thích, thói quen của đối tượng mục tiêu và khác nhau tùy từng loại mô hình nhà hàng.

Hy vọng với những thông tin mà Đại Lâm Mộc đã chia sẻ, các nhà kinh doanh sẽ có thêm thông tin rõ ràng về kinh nghiệm mở nhà hàng thành công. Đại Lâm Mộc chia sẻ những bộ bàn ghế nhà hàng hiện đại và tinh tế được khách hàng ưa chuộng nhất hiện nay. Sở hữu những đặc điểm của sản phẩm tiện dụng và hiện đại, đây là lựa chọn phù hợp cho cả những cửa hàng lẫn các căn bếp nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về bộ bàn ghế ăn hiện đại và tinh tế này. Đại Lâm Mộc chuyên đóng bàn ghế nhà hàng, bàn ghế ăn cho quán ăn các chất liệu gỗ tự nhiên 100%. Đến với nội thất bàn ghế gỗ nhà hàng Đại Lâm Mộc bạn hoàn toàn yên tâm chất lượng sản phẩm.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GỖ ĐẠI LÂM MỘC

ĐC: Tổ.8, P.Phước Tân, TP.Biên Hoà, T.Đồng Nai

Hotline: 0867 004 768 ( SMS/ZALO )

Emai: dailammocfurni@gmail.com

Website.https://dailammocfurni.com

 
 
Hotline: 0916984768
Zalo
0